GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ BÌNH DƯƠNG
Cơ cấu tổ chức Trường Trung cấp Kinh tế Bình Dương được xây dựng theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Trường được ban hành theo Quyết định 827/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 06/03/2007.
 21-09-2020  | Quản trị

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ BÌNH DƯƠNG

 

1. BAN GIÁM HIỆU

  • Hiệu trưởng – THS. ĐOÀN THỊ MINH THUẬN phụ trách chung toàn bộ hoạt động của trường và chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp:

+ Công tác Đảng

+ Công tác Đoàn thể

+ Công tác tổ chức

+ Công tác tài chính

+ Công tác chuyên môn

  • Phó Hiệu trưởng  - THS. NGUYỄN MINH NINH chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp:

+ Công tác Tổ chức - Hành chính

+ Công tác đối ngoại, quan hệ doanh nghiệp

+ Các chương trình liên kết đặt lớp đào tạo

+ Trung tâm ngoại ngữ tin học

+ Công tác học sinh - Kí túc xá

+ Hoạt động liên kết đào tạo văn hóa

2. PHÒNG CHỨC NĂNG

2.1. Phòng Đào tạo

  • Tư vấn tuyển sinh
  • Tuyển sinh
  • Quản lý đào tạo
  • Chăm sóc khách hàng (sinh viên, học sinh, học viên): tư vấn tốt việc tuyển sinh và khai thác hiệu quả thông tin tuyển sinh thông qua các kênh như: Website, Fanpage,  Youtube, Hotline; di động, Zalo/ Chăm sóc khách hàng 24/7, Email; nắm bắt kịp thời những đề nghị của học viên về công tác đào tạo, báo cáo về Ban Giám hiệu để có hướng chỉ đạo phù hợp; …
  • Quản lý văn bằng chứng chỉ

2.2. Phòng Tổ chức - Hành chính

  • Quản lý công tác quản trị, hành chính của trường.
  • Hỗ trợ đào tạo, đặc biệt là giáo viên.
  • Hỗ trợ khách hàng (sinh viên, học sinh, học viên, đối tác,…)
  • Quản lý tốt trang thông tin điện tử của nhà trường.
  • Quản lý Thư viện trường.

* Ghi chú: Hành chính là bộ mặt, hình ảnh của nhà trường, kể cả các chức danh như bảo vệ, lái xe, tạp vụ, nhân viên vệ sinh,… đều phải thể hiện sự tôn trọng khách hàng của nhà trường.

 

2.3. Phòng Công tác học sinh

  • Hỗ trợ đào tạo, đặc biệt là học sinh
  • Xếp loại rèn luyện học sinh
  • Quản lý ký túc xá
  • Chăm sóc khách hàng (sinh viên, học sinh, học viên, đối tác,…): quản lý tốt công tác giáo viên chủ nhiệm các lớp; nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh; thường xuyên liên hệ với phụ huynh; đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho học sinh sau đào tạo.

2.4. Kế toán trưởng: Tham mưu quản lý tài chính của trường

+ Lập chiến lược tài chính (hiện tại, tương lai).

+ Quản lý dòng tiền (tiền mặt)

+ Quản lý lương, thưởng (đảm bảo sự hài lòng của tập thể, cá nhân thực hiện)

+ Tạo nguồn thu từ tài sản sẵn có.

3. CÁC KHOA

  • Phụ trách đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực.
  • Lập kế hoạch đào tạo các ngành nghề mới thuộc lĩnh vực.
  • Phối hợp cùng Phòng Đào tạo thường xuyên thực hiện việc cải tiến, nâng cấp chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.
  • Kết nối với các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh thực hiện các chương trình liên thông, liên kết các nghề thuộc lĩnh vực của khoa.
  • Kết nối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực để phối hợp xây dựng, cải tiến chương trình, nội dung đào tạo (mời doanh nghiệp tham gia Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của các nghề do khoa phụ trách).
  • Chăm sóc khách hàng (sinh viên, học sinh, học viên, đối tác,…): quản lý tốt công tác giảng dạy của giáo viên; kịp thời nắm bắt tình hình học tập của học sinh; thường xuyên động viên, truyển cảm hứng, động lực học tập cho các em, tạo cho các  niềm đam mê, yêu mến nghề nghiệp; hỗ trợ nhà trường trong công tác giới thiệu việc làm cho các em sau đào tạo.

*** Nguyên tắc làm việc: các phòng, khoa, bộ phận báo cáo trực tiếp với lãnh đạo theo phân công nhiệm vụ quản lý; làm việc theo cơ chế phân quyền có kiểm tra, giám sát từ lãnh đạo. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh Hiệu trưởng sẽ điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp./.

 

Bài viết liên quan 9
TẦM NHÌN - SỨ MỆNH  17-07-2021