GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Trong đời sống hiện đại ngày nay, điện giữ vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết với mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất, buôn bán… của con người. Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử do đó trở thành nghề có nhu cầu nhân lực cao, ổn định trong nhóm nghề Kỹ thuật – Công nghệ tại các nước đang phát triển theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa.
Nghề Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sẽ trang bị cho người học các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực điện – điện tử và tự động hóa. Cụ thể, người học sẽ được học các môn cơ sở về điện như Điện cơ bản, Mạch điện, Khí cụ điện, Máy điện; các môn cơ sở về điện tử như: Linh kiện điện tử, Đo lường – Cảm biến, Mạch tương tự – Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số…
Bên cạnh đó, học sinh học nghề Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sẽ được trau dồi lượng kiến thức chuyên ngành gồm: Truyền động điện, Trang bị điện, Cung cấp điện, Điện công trình, Kỹ thuật khuếch âm, Kỹ thuật audio/ Video, Kỹ thuật phát thanh – truyền hình, Điện thoại – Tổng đài, Điện tử công suất kỹ thuật số, Điều khiển lập trình, Điều khiển động cơ dùng Inverter, Kỹ thuật Robot…
KHẢ NĂNG VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Có thể đảm nhận công việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện;
Làm việc trực tiếp, hoặc tham gia tư vấn, thiết kế và vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa;
Ngoài ra, người học nghề Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử còn có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; cán bộ kỹ thuật phòng kiểm định chất lượng trong các công ty, doanh nghiệp hoặc tiếp tục học tập nâng cao lên trình độ cao hơn để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực điện – điện tử; tham gia trợ giảng tại các trường Trung cấp nghề, các trung tâm đào tạo về lĩnh vực điện – điện tử…