MÔ TẢ NGÀNH NGHỀ TIN HỌC ỨNG DỤNG
Ngành Tin học ứng dụng là ngành rộng lớn rất được chú trọng trong hệ thống đào tạo. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay, vì thế ngành Tin học ứng dụng còn có tên gọi khác đó chính là ngành Công...
 27-07-2021  | Doanthuan

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

Ngành Tin học ứng dụng là ngành rộng lớn rất được chú trọng trong hệ thống đào tạo. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay, vì thế ngành Tin học ứng dụng còn có tên gọi khác đó chính là ngành Công nghệ thông tin.

Tin học ứng dụng là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, cũng như cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân và tổ chức có yêu cầu.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi được đào tạo, người học có khả năng:

  • Cài đặt, lắp ráp, nâng cấp, bảo trì các sự cố máy tính; Sử dụng thành thạo máy tính cho công tác quản lý văn phòng; Lập các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý; Soạn thảo được văn bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội dung yêu cầu; Sử dụng được ít nhất một ngôn ngữ lập trình; Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus cho dữ liệu trong máy tính; Lắp ráp, cài đặt và quản trị được hệ thống mạng cục bộ vừa và nhỏ; Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh phục vụ công tác văn phòng; Thiết kế, cài đặt được một số trang web vừa và nhỏ;
  • Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn.
  • Có khả năng học tập ở trình độ cao hơn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoặc học thêm các chuyên ngành khác cùng ngành hoặc khác ngành.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Học sinh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

  • Thư ký văn phòng;
  • Giảng dạy về tin học văn phòng cho các bậc thấp hơn;
  • Quản lý, xử lý dữ liệu cho văn phòng;
  • Làm việc cho các công ty máy tính;
  • Quản lý phòng Internet;
  • Quản lý mạng LAN vừa và nhỏ;
  • Lắp ráp, cài đặt và quản trị mạng;
  • Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống máy tính;
  • Kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
  • Kỹ thuật viên thiết kế và quản trị website;
  • Kỹ thuật viên thiết kế đa phương tiện;
  • Lập trình viên phần mềm ứng dụng.

 

Bài viết liên quan 30